Tuesday, June 10, 2014

World cup 2014 và những lời nguyền

World cup 2014 và những lời nguyền

World cup 2014
và những lời nguyền. Cũng giống như Champions League, World Cup luôn có
những lời nguyền khó giải đối với những cầu thủ và đội bóng tham dự
giải đấu này.



Quả bóng vàng đừng mơ vô địch World Cup


Rất nhiều Quả bóng vàng đã đến sân chơi lớn nhất hành tinh với mục
đích tối thượng là giành ngôi quán quân của giải đấu 4 năm được tổ chức
một lần này. Tuy nhiên, chưa lần nào những ngôi sao này thành công.


Kể từ khi Quả bóng vàng châu Âu trước đây được mở rộng vào năm 1995,
và được trao cho cả những cầu thủ ngoài EU (miễn là chơi bóng ở châu
Âu), lời nguyền này vẫn còn nguyên giá trị. Đầu tiên là Ronaldo "béo" ở
World Cup 1998. Trở thành cầu thủ đắt giá nhất thế giới khi chuyển
sang Inter từ Barca, và giúp Nerazzurri lọt vào chung kết UEFA Cup,
Người ngoài hành tinh là ngôi sao số 1 của đội tuyển vàng xanh trên đất
Pháp. Đáng tiếc, cơn động kinh bất ngờ ở trận chung kết đã khiến anh
bỏ lỡ tất cả.


cristiano-ronaldo-fifa-ballondor-2014.jpg
Ronaldo có vượt qua lời nguyền Quả bóng vàng tại World cup 2014?
Tiếp đó là trường hợp của Michael Owen tại World Cup 2002. Vừa giúp
Liverpool giành cú ăn năm có một không hai trong lịch sử, cộng với việc
được sát cánh với thế hệ vàng của bóng đá Anh như Beckham, Scholes,
Campbell, Ferdinand... nhưng chàng tiền đạo nhỏ con lại phải dừng bước ở
tứ kết trước Brazil, đội đã lên ngôi vô địch sau đó.


World Cup 2006 cũng là kỷ niệm buồn của một Quả bóng vàng khác,
Ronaldinho. Giúp Barca giành cú đúp danh hiệu trong năm (Champions
League, La Liga), Ro "vẩu" cùng Ronaldo "béo", Adriano và Kaka tạo
thành bộ tứ huyền ảo đáng sợ trên hàng công. Seleccao trở thành ứng cử
viên số 1 cho ngôi vô địch, nhưng rồi tất cả chỉ là dự đoán khi sự lạnh
lùng và kỷ luật của người Pháp đã chiến thắng họ.


Ở kỳ World Cup
gần nhất, Lionel Messi cũng đã phải nếm trải lời nguyền đáng sợ này.
Anh không có nổi dù chỉ 1 bàn thắng, bất lực hoàn toàn trước hàng thủ
ĐT Đức và đành rời cuộc chơi với thất bại khó tin 0-4 trước Những cỗ xe
tăng tại tứ kết.


Ngay cả với những Quả bóng vàng giành được trước năm 1995, họ cũng
đều thất bại ở World Cup. Tính tổng cộng, đã có 14 ngôi sao đem bóng
vàng đi đánh World Cup, nhưng họ chưa một lần nếm trải hương vị chiến
thắng cuối cùng.


Vô địch Confederations Cup miễn thành nhà vua


Lại một lời nguyền độc địa nữa của World Cup, lần này là dành cho
các đội tuyển tham dự Confederations Cup, giải đấu thường niên được
diễn ra 1 năm trước khi World Cup chính thức khởi tranh. Đây được coi
là giải tiền World Cup, giúp các đội tuyển mạnh kiểm chứng được thực
lực.


neymar-brazil.jpg
Neymar có đủ sức xóa lời nguyền cùng Brazil
Kể từ khi cúp liên đoàn các châu lục được khởi tranh vào năm 1997,
chưa có nhà vô địch nào của giải đấu này bước lên ngôi số 1 vào năm sau
đó. Brazil thắng hoành tráng ở Confed Cup 1997, rồi vẫn ngậm ngùi về
nhì tại France 98. Pháp đút túi chức vô địch năm 2001 nhưng rồi bị loại
cay đắng ngay từ vòng bảng World Cup 2002.


3 lần gần nhất, đội quân xứ samba đều chiếm ngôi vương ở giải tiền World Cup
(2005, 2009, và 2013) nhưng 2 lần đầu tiên họ đã phải rời ngày hội
bóng đá từ vòng tứ kết. Liệu lịch sử có tiếp tục lặp lại trong năm nay?


Châu Âu thất bại ở Nam Mỹ


Việc Tây Ban Nha đoạt chức vô địch World Cup 2010 đã phá đi lời
nguyền các đội bóng châu Âu không thể vô địch ngoài lục địa già, nhưng
vẫn còn đó thử thách đến từ Nam Mỹ, nơi mà những ông lớn như Đức,
Italia, Hà Lan, Pháp... đều phải ngậm ngùi nhìn các đối thủ đăng quang.


Từng 4 lần tổ chức vòng chung kết World Cup, các quốc gia Nam Mỹ
luôn thống trị sân chơi này trên quê nhà. Uruguay độc chiếm ngôi đầu ở
sân nhà năm 1930 và tại Brazil năm 1950. Brazil cũng không vừa khi vượt
qua mọi địch thủ trên đường đến vinh quang ở Chile năm 1962.


Trong khi đó, những ngôi sao áo sọc xanh trắng của Argentina cũng
từng được ngồi trên ngai vàng World Cup tại chính Buenos Aires năm
1978. Nếu tính cả hai lần giải được đăng cai ở Mexico các năm 1970 và
1986, nơi có điều kiện thi đấu tương tự như Nam Mỹ, thì Brazil và
Argentina lại một lần nữa được xướng tên.


Ở chiều ngược lại, các đội bóng Nam Mỹ đã từng "đánh chiếm" thành
công châu Âu 1 lần, đó là ở World Cup 1958 tại Thụy Điển. Khi ấy,
Brazil với thần đồng Pele đã xuất sắc lên ngôi vương lần đầu tiên.


brazil-confed-cup.jpg
Brazil có giành cú đúp Confed Cup và World Cup?
Dính vào bảng tử thần là... "đứt"


Kể từ World Cup 1986, khi World Cup bỏ vòng bảng thứ hai để thi đấu
loại trực tiếp, thì bất kỳ đội tuyển nào dính vào bảng tử thần, dù có
thực lực mạnh tới đâu, dù là ĐKVĐ hay ứng viên số 1... đều có chung một
kết cục: không thể đăng quang.


World Cup 1986, bảng tử thần là bảng E với Tây Đức, Đan Mạch,
Scotland và Uruguay. Đội tiến xa là Tây Đức, thời điểm đó cực mạnh, đã
vào tới chung kết nhưng vẫn phải chịu thất bại trước Argentina của
Maradona.


World Cup 1990, đến lượt ĐKVĐ Argentina rơi vào bảng tử thần cùng
Cameroon, Liên Xô (cũ) và Romania. Argentina của Maradona đã cố gắng
phá lời nguyền nhưng cuối cùng vẫn phải nhận sự trả thù ngọt ngào của
người Đức ở trận chung kết.


World Cup 1994, Italia nhọc nhằn vượt qua bảng tử thần E, bảng đấu
duy nhất trong lịch sử World Cup mà cả 4 đội có cùng 4 điểm sau vòng
bảng, với tư cách đội xếp thứ 3 có thành tích tốt nhất. Họ tiếp tục
vượt qua Nigeria, Tây Ban Nha, rồi Bulgaria, để vào tới chung kết.
Nhưng cuối cùng số phận lại mỉm cười với Brazil sau khi họ giành chiến
thắng trên chấm phạt đền.


World Cup 1998, bảng tử thần là bảng D với Tây Ban Nha, Bulgaria,
Parguay và Nigeria. Tây Ban Nha cay đắng bị loại ngay vòng bảng, còn
Nigeria và Paraguay, dù được đi tiếp nhưng chẳng thể bước vào vòng tứ
kết.


World Cup 2002 xuất hiện tới 2 bảng tử thần là bảng A (Pháp,
Uruguay, Đan Mạch, Senegal) và bảng F (Anh, Argentina, Thụy Điển,
Nigeria). Kết quả những đội được đánh giá cao nhất của 2 bảng này đều
sớm nhận lời ứng nghiệm. Pháp trở thành ĐKVĐ đầu tiên bị loại từ vòng
đấu bảng. Ứng viên số 2, Argentina cũng sớm dừng bước trước vòng
knock-out. ĐT Anh và Senegal tiến xa nhất, nhưng cũng không thể qua
được tứ kết.


World Cup 2006, Argentina, Hà Lan, Nigeria và Serbia làm nên bảng C
tử thần. Và đội tiến xa nhất của bảng C, Argentina, cũng chỉ vào tới tứ
kết.


Năm 2010, dù không có bảng đấu nào đạt tới mức tử thần nhưng tất cả các đội tuyển mạnh rơi vào những bảng đấu khó như Brazil, Italia, hay Đức đều gục ngã trước trận chung kết.


bang-tu-than-world-cup-2014.jpg
Khán giả thích bảng tử thần nhưng những người này thì không
Thị trường tài chính gặp khó khăn


Một nghiên cứu năm 2008 của hai nhà khoa học Israel - Guy Kaplanski
và Haim Levy đã chứng minh rằng World Cup luôn mang đến điềm xấu cho
thị trường tài chính. Nghiên cứu chỉ ra rằng lợi nhuận trung bình trên
thị trường chứng khoán trong mỗi kỳ World Cup là -2,58%, so với 1,21%
bình thường. Trong đó, World Cup 2002 tại Hàn Quốc - Nhật Bản và World
Cup 1974 tại Tây Đức là các kỳ đặc biệt tồi tệ với thị trường.


Hai nhà nghiên cứu cho rằng sự hồi hộp và áp lực khi theo dõi World
Cup khiến các nhà đầu tư trở nên e ngại rủi ro hơn. Vì thế, họ có xu
hướng bán bớt cổ phiếu thay vì tiếp tục đầu tư.


Không chỉ là những con số khô khan, rất nhiều kỳ World Cup đã chứng
kiến sự chao đảo của thị trường tài chính. World Cup đầu tiên năm 1930 -
thời kỳ đầu của Đại suy thoái (1929 – 1933). World Cup 1986 đánh dấu
sự sụp đổ của thị trường chứng khoán. World Cup 1990, nước Mỹ suy
thoái. Đến năm 1994, thị trường trái phiếu Mỹ vỡ bong bóng và lan ra
các nước phát triển.


Năm 1998 là năm quỹ hỗ tương Quản lý nguồn vốn dài hạn (LTCM) sụp đổ
liên quan đến vụ phá sản của ngân hàng Lehman Brothers, đồng thời cũng
là giai đoạn khủng hoảng kinh tế châu Á. Giai đoạn này lên đến đỉnh
điểm vào thời điểm diễn ra World Cup 1998. Thị trường nhà đất Mỹ sụp đổ
năm 2006. Sự phục hồi của nền kinh tế thế giới chững lại vào năm 2010,
đồng thời khủng hoảng nợ châu Âu bắt đầu nhen nhóm trong cùng năm.


Hiện chưa có chuyên gia tài chính nào đưa ra kết luận cụ thể về mối
quan hệ giữa World Cup và thị trường tài chính, nhưng những số liệu
thống kê thú vị trên đã khiến nhiều nhà đầu cơ nên phải làm gì mỗi khi
trái bóng World Cup chuẩn bị lăn.

No comments:

Post a Comment